Sỏi thận có những loại nào và loại nào là phổ biến nhất?

Sỏi thận là những tinh thể lắng đọng trong hệ niệu, đôi khi khiến người bệnh phải nhập viện vì những cơn đau quặn thận dữ dội. Bản chất của sỏi thận rất đa dạng, theo đó cách điều trị và phòng ngừa cũng khác nhau. Việc tìm hiểu về các loại sỏi thận sẽ giúp chúng ta kiến thức dự phòng sỏi thận phù hợp.

1. Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu. Bệnh lý này gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuổi mắc bệnh thường là từ 30 – 55 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tiết niệu chung trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia.

Chế độ ăn uống không hợp lý có quá nhiều đạm, nhiễm khuẩn tiết niệu, uống ít nước, sinh sống ở vùng nóng, vùng nhiệt đới,... là những yếu tố thuận lợi để sỏi niệu dễ phát sinh. Khi nồng độ các tinh thể trong máu quá cao, sau khi lọc qua thận, bị lắng đọng lại tạo thành sỏi ngay bên trong nhu mô thận hoặc bể thận, gọi là sỏi thận.

2. Sỏi thận có những loại nào?

Dựa vào thành phần của sỏi, sỏi thận được phân loại thành 6 loại thường gặp là sỏi canxi, oxalat, phosphat, acid uric, struvit, cystin. Mỗi loại có nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị khác nhau.

các loại sỏi thận

Một số loại sỏi thường gặp

2.1. Sỏi canxi

Sỏi canxi là loại thường gặp nhất trong các loại sỏi.

Nguyên nhân chính là do tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Những nguyên nhân làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu là:

  • Cường tuyến giáp cận giáp.
  • Gãy xương lớn và bất động lâu ngày.
  • Dùng nhiều Vitamin D và Corticoid.
  • Di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương.

Ngoài ra còn có rất nhiều trường hợp có tăng nồng độ canxi trong nước tiểu mà không tìm thấy nguyên nhân (chiếm khoảng 40-60% tổng trường hợp).

2.2. Sỏi oxalat

Đây là loại sỏi chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như nước ta.

Khi nước tiểu bão hòa về oxalate, do ăn thức ăn chứa oxalate, các phân tử này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài như một chất thải. Khi đi qua ruột, oxalate có thể kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate và được bài tiết trong chất thải. Khi có quá nhiều oxalate trong thận thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Oxalat thường kết hợp với canxi để tạo thành sỏi oxalat calci.

2.3. Sỏi phosphat

Loại sỏi phosphat thường gặp là loại amoni-magné-phosphat. Loại sỏi này có kích thước lớn, hình san hô, cản quang. Sỏi hình thành do hậu quả của sự nhiễm khuẩn trên hệ niệu, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.

2.4. Sỏi acid uric

Sự tăng nồng độ uric trong máu, ngoài việc lắng đọng ở các tổ chức sụn, túi nhầy, da cơ... thì nồng độ uric tại thận cũng tăng cao. Lắng đọng uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric, hay gặp ở bệnh nhân gout (hệ quả của rối loạn chuyển hóa acid nucleic). Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine:

  • Sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm.
  • Bệnh gout.
  • Phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.

Lưu ý rằng acid uric dễ tan trong môi trường kiềm và dễ kết tinh trong môi trường acid, khi độ pH nước tiểu dưới 6. Theo đó, nước tiểu bị toan hóa là môi trường thuận lợi tạo sỏi.

2.5. Sỏi struvit

Sỏi struvit hình thành do nhiễm khuẩn lâu dài đường niệu. Vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải urê thành amoniac, làm nước tiểu bị kiềm hóa, dẫn tới giảm hòa tan struvit tạo điều kiện hình thành sỏi.

2.6. Sỏi cystin

Sỏi hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng lại. Sỏi này thường do bẩm sinh rối loạn vận chuyển tái hấp thu cystin ở ống thận và niêm mạc ruột. Loại sỏi thận này tương đối ít gặp ở nước ta.

3. Tiến triển của sỏi thận tiết niệu

Sau khi viên sỏi được hình thành, nếu kích thước nhỏ, sỏi sẽ đi theo đường nước tiểu và được tống ra ngoài. Nhưng nếu kích thước lớn, viên sỏi bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu, biểu hiện ra các cơn đau sỏi thận như đau quặn thận, đau hông lưng, tiểu ra máu, tiểu gắt buốt... Khi bị sỏi thận nếu không giải quyết sớm, tắc nghẽn kéo dài và nhiễm trùng sẽ làm hư hại nhu mô thận, gây suy thận.

4. Chẩn đoán và điều trị sỏi thận

Với một số loại sỏi không gây biến chứng giãn hệ tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc làm tan sỏi có thành phần là urat hoặc cystine để điều trị sỏi thận.

Sỏi thận là bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi sỏi nhỏ thì việc điều trị hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Mọi người hãy chủ động thăm khám định kỳ nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh để đạt hiệu quả tối ưu.

⭐️ SOTHA-DI được chiết xuất 100% từ thảo mộc thiên nhiên là bài thuốc của Lương y Lê Văn Phượng - Phó Chủ tịch Hội đông y Nam Từ Liêm, được sử dụng trong điều trị sỏi thận giúp làm tan nhanh các loại sỏi thận với tiêu chí 3 KHÔNG ! KHÔNG MỔ - KHÔNG TÁN - KHÔNG TÁI PHÁT

---------------------------------------------------------------
CƠ SỞ Y DƯỢC DIỆU PHƯƠNG
Chuyên các bệnh về dạ dày, sỏi mật, sỏi thận
Địa chỉ: Số 18, ngõ 133, ngách 36, đường Xuân Thuỷ, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.yduocdieuphuong.vn
Email: yduocdieuphuong@gmail.com
ĐT: 0902362566 / 0866530416